Ngôn ngữ báo chí được xem là một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều trong thời đại hiện nay nhất là đối với những ai đang làm trong lĩnh vực truyền hình – báo chí thì chắc chắn sẽ không xa lạ gì đối với phong cách ngôn ngữ này. Vậy bạn đã biết được ngôn ngữ báo chí là gì chưa?

Hầu hết, các sinh viên chuyên ngành báo chí, sinh viên ngữ văn, sư phạm văn tại các trường đại học – cao đẳng sẽ được học một học phần riêng biệt về ngôn ngữ báo chí là gì để ứng dụng vào công việc của họ trong tương lai. Tuy nhiên, đối với những người bình thường không thường xuyên sử dụng ngôn ngữ trong nghề nghiệp thì khái niệm ngôn ngữ báo chí đối với họ sẽ là một thuật ngữ mang tính hàn lâm. Vì vậy, để mọi người có thể hiểu ngôn ngữ báo chí là gì? Và tính chất của nó như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Ngôn ngữ báo chí là gì?

Ngôn ngữ báo chí là loại ngôn ngữ được sử dụng đặc thù cho những người làm việc trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, hay truyền hình. Mục đích của ngôn ngữ báo chí là để truyền tải những thông điệp chính trị – khoa học- kinh tế- xã hội đến với độc giả một cách khách quan nhất, qua đó nhấn mạnh vào nội dung cũng như ý nghĩa mà thông điệp đó gửi đến người đọc. Đặc điểm chính của ngôn ngữ báo chí, đó chính là tính ngắn gọn, linh hoạt, không mang sắc thái biểu cảm cao nhưng vẫn có sự súc tích và dễ hiểu.

Tính chất đặc thù của ngôn ngữ báo chí bao gồm:

Tính chính xác

Tính chất quan trọng nhất của ngôn ngữ báo chí đó chính là tính chính xác, vì báo chí có tính năng định hướng xã hội, chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể khiến đọc giả hiểu sai thông tin làm lệch lạc tư tưởng gây ra những hiểu lầm nghiêm trọng đối với xã hội. Muốn ngôn ngữ báo chí được chính xác, nhà báo cần phải hiểu rõ tiếng mẹ đẻ mà còn phải bám sát vấn đề sự kiện để phản ánh đúng thực trạng tránh diễn đạt sai tình huống.

Tính cụ thể

Tính cụ thể nằm trong cách nhà báo phản ảnh vấn đề của sự kiện, mọi chi tiết đều phải tường tận rõ rằng, tránh trùng lặp và sử dụng những từ ngữ khó hiểu vào trong bài báo. Tính cụ thể sẽ giúp cho người đọc có thể hiểu rõ, nắm rõ vấn đề giống như mình chính là người trong cuộc trải nghiệm sự kiện đó. Nhiệm vụ của một nhà báo là làm thế nào để phản ánh tính chân thật cụ thể trong ngôn ngữ báo chí vào bài viết càng rõ ràng càng tốt.

Tính đại chúng

Đối tượng hướng đến của báo chí đó chính là tất cả mọi tầng lớp trong xã hội không phân biệt độ tuổi, nghề nghiệp hay trình độ. Chính vì vậy, nếu ngôn ngữ báo chí thiếu mất đi tính đại chúng thay vào đó là những từ ngữ mang tính hàn lâm, bác học sẽ khiến cho phần lớn tầng lớp bạn đọc cảm thấy không hiểu với nội dung được truyền tải. Từ đó, báo chí sẽ mất đi giá trị của mình khi không được độc giả lắng nghe và tiếp nhận.

Tính ngắn gọn và súc tích

Báo chí chính là sự cô đọng thông tin một cách chính xác nhất gửi đến người đọc. Phần lớn độc giả không có nhiều thời gian để từng vấn đề, thậm chí họ chỉ nghe lướt qua hoặc đọc lướt qua vài dòng chữ đầu để hiểu thông tin. Cho nên, ngôn ngữ báo chí càng ngắn gọn càng súc tích thì lại càng tốt. Tuyệt đối không được dài lê thê, lan man như văn xuôi hay tiểu thuyết sẽ khiến đọc giả chán nản khi đọc.

Tính biểu cảm

Ngôn ngữ báo chí không hề khô khan như nhiều người vẫn nghĩ, vì nếu chỉ áp dụng cách viết không cảm xúc, báo chí rất khó để khiến người đọc có thể ghi nhớ thông tin. Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí được lấy từ các ca dao, tục ngữ, thành ngữ để biểu đạt hay những phép so sánh, ẩn dụ, hoán dụ để bộc lộ cảm xúc. Công chúng sẽ dễ dàng ghi nhớ những thông tin đó hơn, so với những dòng từ ngữ khô khan mang tính thông báo.

Tính khuôn mẫu

Đó chính là việc lặp lại như ngôn từ có sẵn trong bài báo với mục đích tự động hóa quy trình thông tin, làm cho nó nhanh chóng và thuận tiện hơn. Tính khuôn mẫu biểu hiện đơn nghĩa và mang sắc thái trung tính, nhưng nó giúp thông tin được truyền đạt ngắn gọn hơn rất nhiều.

Trên đây, là những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ báo chí, hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này bạn đã tóm tắt được những nội dung chính liên quan đến tính chất ngôn ngữ báo chí và trả lời được câu hỏi “Ngôn ngữ báo chí là gì”? Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi bạn nhé!

Bài viết mới