Master là gì? Hướng đi của nhiều người

Tấm bằng cử nhân chưa phải là điểm đến cuối cùng của việc học bởi có nhiều người sẽ tiếp tục học lên cao học vì nhiều lý do khác nhau. Nhưng chung quy việc mở rộng kiến thức đã tạo ra nhiều cơ hội phát triển cho họ.

Master là từ ngữ tiếng Anh mang nhiều nghĩa khác nhau trong một số lĩnh vực. Chẳng hạn, trong âm nhạc, master có nghĩa là giai đoạn chỉnh sửa cuối cùng để tạo ra một ca khúc hoàn chỉnh. Hoặc master chỉ phòng ngủ chính trong một ngôi nhà. Nhưng bài viết sau lại đề cập đến một lĩnh vực khác để bạn biết master là gì trong lĩnh vực này.

Master là gì? Phân loại ra sao?

Master có nghĩa là người học rộng, am hiểu ở lĩnh vực mà họ được đào tạo nên còn được hiểu là thạc sĩ, một học vị được đào tạo trong lĩnh vực giáo dục. Với vị trí trên bậc cử nhân và dưới tiến sĩ, bậc học cung cấp các kiến thức sâu rộng giúp người học có khả năng nghiên cứu lĩnh vực thuộc chuyên ngành. Được phân loại như sau:

Bằng thạc sĩ học thuật: Bao gồm thạc sĩ khoa học xã hội(MA) ở các lĩnh vực như: giáo dục, truyền thông và văn hóa… , thạc sĩ khoa học tự nhiên (MS, MSd) ở các khóa học về kỹ thuật, sinh học, y tế… hay các ngành kinh tế thuộc ngân hàng, quản trị kinh doanh…

Bằng thạc sĩ nghiên cứu: Bao gồm 3 loại: master of research(MRes), master by research(Mphil), master of studies(MSt). Nhìn chung chương trình học thạc sĩ nghiên cứu sẽ tập trung đào tạo người học thành nghiên cứu sinh chuyên sâu. Trong đó, Mphil tạo tiền đề cho những ai muốn học lên tiến sĩ và MSt được giảng dạy ở các trường Oxford, Cambridge,… sau khi có bằng các bạn sẽ được phép học tạm chương trình tiến sĩ.

Bằng thạc sĩ chuyên môn: Hay còn gọi là thạc sĩ chuyên nghiệp(Professional Master’s Degrees). Ngành học tập trung vào đào tạo để người học theo đuổi các ngành nghề trong tương lai. Chẳng hạn, học thạc sĩ quản trị kinh doanh sẽ cung cấp các kiến thức và kỹ năng để người học đảm nhận vị trí quản trị.

Học thạc sĩ có những điều kiện nào?

Tùy theo yêu cầu của từng ngành mà có những điều kiện học thạc sĩ khác nhau. Nhưng nhìn chung, để đăng ký theo học chúng ta cần đáp ứng các điều kiện cơ bản sau:

Trình độ ngoại ngữ: Có những yêu cầu về trình độ ngoại ngữ ở bất kỳ ngành đào tạo nào tại các trường trong quy định tuyển sinh. Do đó, mỗi người phải cân nhắc trình độ ngoại ngữ của mình để đăng ký ngành hoặc chuyên ngành phù hợp. Ngoài ra, những quy định về môn thi bao gồm các môn cơ bản, cơ sở ngành và chuyên ngành sẽ do cơ sở đào tạo quy định.

Điều kiện bắt buộc đối với người học là phải tốt nghiệp đại học đúng chuyên ngành hoặc các chuyên ngành phù hợp với ngành mà mình sẽ đăng ký. Đối với ngành ngoại ngữ, nếu người học đăng ký theo đúng bằng tốt nghiệp hệ giáo dục thường xuyên thì phải có bằng đại học ngành ngoại ngữ hệ chính quy. Nếu tốt nghiệp các ngành gần với ngành ngoại ngữ thì phải bổ sung thêm kiến thức để dự thi.

Các cơ sở đào tạo sẽ có những quy định về phần bổ sung kiến thức khác nhau cho từng đối tượng dự thi. Ngoài ra, sẽ do cơ sở đào tạo ban hành các ngành hoặc chuyên ngành gần với chuyên ngành mà thí sinh dự thi để đào tạo thạc sĩ.

Tại sao Master là hướng đi của nhiều người?

Theo Tiến sĩ Hồ Xuân Mai(Viện Khoa học xã hội vùng Nam bộ) cho biết, tại lớp học thạc sĩ mà ông giảng dạy có các lý do học khác nhau như: người học không tìm được việc nên học lên thạc sĩ để giải quyết vấn đề thất nghiệp; người học bắt buộc phải học để chuẩn hóa quy định về vị trí lãnh đạo.

Theo một ý kiến đánh giá khác, có những người học thạc sĩ vì kiến thức hoặc để làm gương cho con cháu mặc dù họ đã 50-60 tuổi. Bên cạnh đó, người học còn vì lý do muốn “tẩy” bằng đại học tại chức bởi khi có bằng thạc sĩ chính quy người ta sẽ không còn quan tâm đến bằng đại học. Đặc biệt, hiện nay ở nhiều địa phương học thạc sĩ còn vì lý do được bổ nhiệm bởi bằng thạc sĩ sẽ được ưu tiên hơn.

Với câu hỏi master là gì đã giúp các bạn có thể hình dung ra vị trí và ý nghĩa của bằng thạc sĩ ở các lĩnh vực khác nhau. Dù là lý do nào đưa đến quyết định lựa chọn theo học thì cũng sẽ mang lại cho mọi người những lợi ích thiết thực.

Ngôn ngữ báo chí là gì? 8 tính chất quan trọng của ngôn ngữ báo chí là gì?

Ngôn ngữ báo chí được xem là một trong những ngôn ngữ được sử dụng nhiều trong thời đại hiện nay nhất là đối với những ai đang làm trong lĩnh vực truyền hình – báo chí thì chắc chắn sẽ không xa lạ gì đối với phong cách ngôn ngữ này. Vậy bạn đã biết được ngôn ngữ báo chí là gì chưa?

Hầu hết, các sinh viên chuyên ngành báo chí, sinh viên ngữ văn, sư phạm văn tại các trường đại học – cao đẳng sẽ được học một học phần riêng biệt về ngôn ngữ báo chí là gì để ứng dụng vào công việc của họ trong tương lai. Tuy nhiên, đối với những người bình thường không thường xuyên sử dụng ngôn ngữ trong nghề nghiệp thì khái niệm ngôn ngữ báo chí đối với họ sẽ là một thuật ngữ mang tính hàn lâm. Vì vậy, để mọi người có thể hiểu ngôn ngữ báo chí là gì? Và tính chất của nó như thế nào, chúng ta cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé!

Ngôn ngữ báo chí là gì?

Ngôn ngữ báo chí là loại ngôn ngữ được sử dụng đặc thù cho những người làm việc trong lĩnh vực báo chí, phát thanh, hay truyền hình. Mục đích của ngôn ngữ báo chí là để truyền tải những thông điệp chính trị – khoa học- kinh tế- xã hội đến với độc giả một cách khách quan nhất, qua đó nhấn mạnh vào nội dung cũng như ý nghĩa mà thông điệp đó gửi đến người đọc. Đặc điểm chính của ngôn ngữ báo chí, đó chính là tính ngắn gọn, linh hoạt, không mang sắc thái biểu cảm cao nhưng vẫn có sự súc tích và dễ hiểu.

Tính chất đặc thù của ngôn ngữ báo chí bao gồm:

Tính chính xác

Tính chất quan trọng nhất của ngôn ngữ báo chí đó chính là tính chính xác, vì báo chí có tính năng định hướng xã hội, chỉ cần một sơ suất nhỏ có thể khiến đọc giả hiểu sai thông tin làm lệch lạc tư tưởng gây ra những hiểu lầm nghiêm trọng đối với xã hội. Muốn ngôn ngữ báo chí được chính xác, nhà báo cần phải hiểu rõ tiếng mẹ đẻ mà còn phải bám sát vấn đề sự kiện để phản ánh đúng thực trạng tránh diễn đạt sai tình huống.

Tính cụ thể

Tính cụ thể nằm trong cách nhà báo phản ảnh vấn đề của sự kiện, mọi chi tiết đều phải tường tận rõ rằng, tránh trùng lặp và sử dụng những từ ngữ khó hiểu vào trong bài báo. Tính cụ thể sẽ giúp cho người đọc có thể hiểu rõ, nắm rõ vấn đề giống như mình chính là người trong cuộc trải nghiệm sự kiện đó. Nhiệm vụ của một nhà báo là làm thế nào để phản ánh tính chân thật cụ thể trong ngôn ngữ báo chí vào bài viết càng rõ ràng càng tốt.

Tính đại chúng

Đối tượng hướng đến của báo chí đó chính là tất cả mọi tầng lớp trong xã hội không phân biệt độ tuổi, nghề nghiệp hay trình độ. Chính vì vậy, nếu ngôn ngữ báo chí thiếu mất đi tính đại chúng thay vào đó là những từ ngữ mang tính hàn lâm, bác học sẽ khiến cho phần lớn tầng lớp bạn đọc cảm thấy không hiểu với nội dung được truyền tải. Từ đó, báo chí sẽ mất đi giá trị của mình khi không được độc giả lắng nghe và tiếp nhận.

Tính ngắn gọn và súc tích

Báo chí chính là sự cô đọng thông tin một cách chính xác nhất gửi đến người đọc. Phần lớn độc giả không có nhiều thời gian để từng vấn đề, thậm chí họ chỉ nghe lướt qua hoặc đọc lướt qua vài dòng chữ đầu để hiểu thông tin. Cho nên, ngôn ngữ báo chí càng ngắn gọn càng súc tích thì lại càng tốt. Tuyệt đối không được dài lê thê, lan man như văn xuôi hay tiểu thuyết sẽ khiến đọc giả chán nản khi đọc.

Tính biểu cảm

Ngôn ngữ báo chí không hề khô khan như nhiều người vẫn nghĩ, vì nếu chỉ áp dụng cách viết không cảm xúc, báo chí rất khó để khiến người đọc có thể ghi nhớ thông tin. Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí được lấy từ các ca dao, tục ngữ, thành ngữ để biểu đạt hay những phép so sánh, ẩn dụ, hoán dụ để bộc lộ cảm xúc. Công chúng sẽ dễ dàng ghi nhớ những thông tin đó hơn, so với những dòng từ ngữ khô khan mang tính thông báo.

Tính khuôn mẫu

Đó chính là việc lặp lại như ngôn từ có sẵn trong bài báo với mục đích tự động hóa quy trình thông tin, làm cho nó nhanh chóng và thuận tiện hơn. Tính khuôn mẫu biểu hiện đơn nghĩa và mang sắc thái trung tính, nhưng nó giúp thông tin được truyền đạt ngắn gọn hơn rất nhiều.

Trên đây, là những vấn đề liên quan đến ngôn ngữ báo chí, hy vọng rằng sau khi đọc bài viết này bạn đã tóm tắt được những nội dung chính liên quan đến tính chất ngôn ngữ báo chí và trả lời được câu hỏi “Ngôn ngữ báo chí là gì”? Đừng quên đón đọc những bài viết tiếp theo của chúng tôi bạn nhé!

Infrastructure là gì? Công việc tiềm năng

Infrastructure là một từ ngữ chuyên ngành và ở mỗi chuyên ngành khác nhau sẽ có ý nghĩa khác nhau. Trong đó, bao gồm một số nghĩa được đề cập đến như: cơ sở hạ tầng, kết cấu hạ tầng, hạ tầng kinh tế, thiết bị đỡ cố định…

Infrastructure là gì? Từ ngữ này không được dùng để giao tiếp thường xuyên trong cuộc sống đời thường. Bởi đây là thuật ngữ xuất hiện trong các chuyên ngành thuộc các lĩnh vực kinh tế của xã hội. Nhưng cụ thể là các lĩnh vực nào thì chúng ta cần tìm hiểu qua bài viết sau.

Infrastructure là gì? Các lĩnh vực liên quan

Infrastructure được hiểu với nghĩa của danh từ là “cơ sở hạ tầng”. Nếu được hiểu theo ý nghĩa cơ sở kinh tế của xã hội thì đây là toàn bộ những mối quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh tế xã hội. Còn theo nghĩa khác, cơ sở hạ tầng chỉ đường xá, công trình thủy lợi, điện, đường, trường, trạm… Ngoài ra, từ ngữ này còn được hiểu là nguồn vốn nhân lực mà các cơ quan đầu tư vào việc đào tạo lực lượng lao động.

Xuất phát từ các cách hiểu trên, cho thấy cơ sơ hạ tầng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế – xã hội. Đặc biệt, là nâng cao mức sống của người dân trong cuộc sống hàng ngày. Một đất nước phát triển luôn có kết cấu hạ tầng phát triển hiện đại, mà điều này là những nỗ lực mà nước ta đang hướng đến và đạt được một số thành quả nhờ vào sự đầu tư ở các lĩnh vực giao thông, năng lượng, nước và vệ sinh…

Bên cạnh đó, khi cơ sở hạ tầng phát triển kéo theo đó là sự phát triển ở một số ngành nghề khác. Trong đó, mang lại những lợi ích về kinh tế, tạo việc làm cho người lao động. Bởi khi đẩy mạnh việc đầu tư xây dựng vào cơ sở hạ tầng như: tuyến đường cao tốc, trạm năng lượng, tàu điện… mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào thị trường nước ta.

Sự hấp dẫn của infrastructure trong lĩnh vực IT

Đối với một doanh nghiệp muốn phát triển tốt thì không thể thiếu IT để duy trì các hoạt động của thiết bị máy tính. Và infrastructure trong lĩnh vực IT được biết đến với vai trò là người duy trì sự ổn định của hệ thống, thông tin của hệ thống, bảo trì và xử lý các sự cố để đảm bảo cơ sở sở hạ tầng phục vụ tốt nhu cầu nội bộ và khách hàng. Ngoài ra, họ còn là người đề ra các phương án cải tiến để nâng cao cơ sở hạ tầng đảm bảo sự tối ưu cho người dùng.

Chính vì vai trò quan trọng của IT infrastructure đối với các doanh nghiệp dẫn đến sức hút của ngành khá lớn. Cả hiện tại và tương lai nhu cầu tuyển dụng nhân lực rất nhiều giúp cho các bạn trẻ có thể định hướng nghề nghiệp của mình ngay từ hôm nay. Thế nhưng, nghề nào cũng có những thuận lợi và khó khăn mà bắt buộc chúng ta phải chuẩn bị trước.

Trong đó, có những thuận lợi về vấn đề việc làm mà bạn không cần phải lo thất nghiệp. Khi theo học chuyên ngành mọi người sẽ được đào tạo những kiến thức chuyên môn để thực hành công việc, học hỏi thêm những kiến thức bên ngoài sẽ giúp bạn làm việc dễ dàng hơn. Cùng với đó thì cơ sở hạ tầng tồn tại khắp mọi nơi giúp chúng ta có nhiều môi trường trải nghiệm công việc.

Bên cạnh những thuận lợi thì công việc của IT infrastructure cũng lắm các khó khăn bắt buộc bạn phải có khả năng chịu được áp lực. Bởi những thiết kế về hệ thống công nghệ được phân chia với nhiều cấp độ khác nhau, người làm việc phải nắm vững chuyên môn sâu và cẩn thận trong từng việc thực hiện dù là những công việc đơn giản nhất như bảo trì. Ngoài ra, có những sự cố xảy ra ngoài giờ làm việc thì IT infrastructure phải có mặt kịp lúc để xử lý.

 Những yêu cầu cần có của IT infrastructure

Để có thể đứng vững trong nghề thì người học phải trang bị cho mình những kiến thức về chuyên môn thật vững vàng. Đặc biệt, đây là công việc liên quan đến hệ thống công nghệ của một doanh nghiệp và cả tính mạng con người. Thế nên, các bạn cần đạt các yêu cầu về thực hành nghề nghiệp từ thực tế.

Cũng vì đặc thù công việc mà đòi hỏi mọi người phải có tính kỷ luật nhằm tuân thủ các trình tự thực hiện trong quá trình làm việc để tránh những sai sót. Và quan trọng hơn nữa là sự tỉ mỉ, cẩn thận vì một lỗi nhỏ cũng có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng. Do vậy, công việc mang sự áp lực mà đôi khi rất cần bạn phải có sự cam đảm và tính kiên nhẫn để theo đuổi sự nghiệp của mình.

Thế là chúng ta đã trả lời được câu hỏi infrastructure là gì và những thông tin liên quan. Với những gì đã nêu hi vọng sẽ giúp các bạn có cái nhìn tổng thể về thuật ngữ chuyên ngành này. Đặc biệt, bật mí đến mọi người một công việc IT infrastructure đầy tiềm năng trong tương lai.

Dấu giáp lai là gì? Sử dụng trong các loại văn bản nào?

Chắc hẳn, mỗi người đều đã từng tiếp xúc với các loại văn bản hành chính được đóng dấu đỏ trên bìa giấy. Đây gọi là dấu giáp lai với mục đích sử dụng là để xác định tính đúng đắn của các loại giấy tờ nhằm tránh giả mạo.

Có thể nhiều người đã từng thấy dấu đóng màu đỏ trên bìa của các loại văn bản dùng trong cơ quan nhà nước. Nhưng ít ai biết dấu đóng này là gì và có ý nghĩa như thế nào. Thế nên, bài viết sau xin thông tin để bạn biết đây là dấu giáp lai. Hiểu đơn giản là vậy nhưng để hiểu chi tiết dấu giáp lai là gì thì chúng ta cần xem qua phần trình bày dưới đây.

Dấu giáp lai là gì? Cách sử dụng ra sao?

Dấu giáp lai là dấu đóng ở khoảng giữa trên tờ văn bản hành chính nằm trên lề bên trái hoặc bên phải, từ 2 tờ trở lên. Để đảm bảo tính xác thực nhằm tránh sự thay đổi, giả mạo nên  từng tờ giấy phải dính dấu đóng của con dấu. Khi thực hiện việc đóng dấu phải tuân theo quy định của Bộ trưởng và thủ trưởng của cơ quan trong ngành.

Con dấu được sử dụng tại các đơn vị cơ quan nhà nước, các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức kinh tế, các tổ chức hoạt động tại Việt Nam… Con dấu có giá trị pháp lý trên các loại văn bản của mọi cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước. Bên cạnh việc sử dụng dấu giáp lai thì còn sử dụng các loại con dấu khác tùy vào vị trí với vai trò và tính pháp lý khác nhau như: dấu treo, dấu nổi, dấu thu nhỏ…

Đối với các đơn vị doanh nghiệp có sử dụng con dấu thì trong ký kết hợp đồng ngoài việc sử dụng con dấu của các bên tham gia ở phần cuối các trang hợp đồng, phải thêm dấu giáp lai. Nếu hợp đồng có nhiều trang thì có thể chia và đóng dấu liên tiếp cho đến khi đóng dấu hết tất cả các trang của hợp đồng. Đặc biệt, khi xếp các trang lại với nhau dấu giáp lai cần trùng khớp với dấu đóng của doanh nghiệp.

Những quy định về việc đóng dấu giáp lai

Việc sử dụng dấu giáp lai cần tuân thủ đúng theo quy định của cơ quan thì mới đảm bảo tính đúng đắn của các loại giấy tờ. Trong đó, có những nguyên tắc cơ bản khi thực hiện việc đóng dấu như sau:

Sử dụng đúng con dấu theo quy định của pháp luật, đóng đúng hướng và thể hiện rõ ràng trên từng trang giấy. Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải chiếm 1/3 chữ  ký về phía bên trái.

Việc đóng dấu trên các phụ lục kèm theo tài liệu chính được quyết định bởi người ký tài liệu. Đóng lên trang đầu trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục. Trên các tài liệu hoặc tài liệu chuyên ngành việc đóng dấu nổi hoặc tem nổi phải tuân theo quy định của Bộ trưởng và Thủ trưởng tại các đơn vị cơ quan có trách nhiệm.

Hướng dẫn việc đóng dấu giáp lại được nêu rõ tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV. Theo đó, có các điều khoản quy định về việc đóng dấu trong công tác văn thư và những vấn đề liên quan tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 26 Nghị định số 110/2004/NĐ-CP. Tiếp đến là Khoản 4 quy định về việc đóng dấu giáp lai đối với các văn bản, tài liệu chuyên ngành và các phụ lục kèm theo.

Dấu đóng của các tổ chức, cơ quan nằm ở ô số 8, còn dấu giáp lai được đóng ở khoảng giữa bìa phải trùm lên một phần của các văn bản hoặc phụ lục văn bản. Thực hiện 1 lần đóng dấu tối đa cho 5 trang văn bản.

Dấu giáp lai sử dụng trong các loại văn bản nào?

Không có bất kỳ loại tài liệu nào được cung cấp cụ thể cần phải đóng dấu giáp lai vì được quyết định bởi Bộ trưởng và người đứng đầu tại các cơ quan chuyên ngành. Chẳng hạn, các loại tài liệu cần đóng dấu giáp lai theo quy định của Tổng cục Hải quan thuộc Bộ Tài chính, tài liệu do hải quan cấp bao gồm những quyết định như: giải quyết khiếu nại, xử phạt vi phạm hành chính, thanh tra, đánh giá thuế, bổ nhiệm cán bộ, khiếu nại và tố cáo, biên bản làm việc, hợp đồng…

Ngoài ra, ở một số đơn vị như: Ngân hàng Nhà nước, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội… sẽ có những quy định về việc đóng dấu giáp lai trên các loại văn bản do đơn vị quy định. Trong đó, bao gồm các hướng dẫn về thủ tục nộp tiền BHXH chưa đóng, chậm đóng và tiền lãi phát sinh được trích từ tài khoản tiền gửi của người sử dụng lao động.

Dấu giáp lai là gì? Các bạn phải biết câu trả lời này bởi đây là kiến thức pháp luật cơ bản cần thiết. Vì đôi khi có những giấy tờ cần đóng dấu thì việc biết được tính pháp lý của dấu giáp lai sẽ giúp mọi người làm đúng theo quy định.

Bài viết mới