Thu ngân là gì? Làm nghề thu ngân hiện nay có khó hay không?

Có thể nói thu ngân là một công việc không hề xa lạ trong cuộc sống hiện nay, nhất là đối với những bạn sinh viên. Các bạn có thể đã từng làm công việc thu ngân bán thời gian tại các shop quần áo, quán cà phê. Tuy nhiên để trở thành một thu ngân thật thụ cần phải có rất nhiều kỹ năng khác nhau. Vậy bạn đã hiểu khái niệm nghề thu ngân là gì hay chưa?

Nhu cầu tuyển dụng nhân viên thu ngân hiện nay tại các cửa hàng, rạp chiếu phim hay quán ăn hiện nay là rất lớn, điều đó đồng nghĩa với việc số lượng người làm nghề thu ngân cũng không hề ít, tính cạnh tranh vì thế mà cũng rất cao. Cho nên, nếu bạn muốn thử trải nghiệm công việc của một thu ngân bán thời gian hay thu ngân chuyên nghiệp trong thời gian tới, có lẽ bạn sẽ cần phải trau dồi rất nhiều kỹ năng khác nhau. Nhưng trước tiên, hãy cùng tìm hiểu xem nghề thu ngân là gì nhé!

Thu ngân là gì?

Thu ngân là một công việc liên quan trực tiếp đến việc quản lý thu chi của một cơ sở, quán ăn, nhà hàng, rạp chiếu phim nào đó trong khoảng thời gian nhất định. Nhiệm vụ của người thu ngân đó chính là nhận tiền, thẻ tín dụng của khách hàng khi thanh toán hóa đơn, tính tiền cho khách hàng và hoàn trả lại những chi phí dư cho họ một cách cẩn thận. Cuối ngày, thu ngân còn phải có nhiệm vụ báo cáo và tổng kết thu chi để hoàn tất hồ sơ báo các theo quy định.

Nghe qua thì nhiều bạn sẽ nghĩ đây là một công việc không hề khó khăn, thế nhưng thực tế thì công việc này phải chịu không ít áp lực về mặt tinh thần nếu để xảy ra những sai sót nhất định. Cùng tìm hiểu xem nghề thu ngân có những khó khăn vất vả nào nhé!

Nhiệm vụ của nghề thu ngân?

Tính tiền đơn hàng: Quét mã vạch và xuất hóa đơn cho khách hàng thông qua các đầu đọc mã vạch, hệ thống phần mềm quản lý bán hàng. Nhiệm vụ thu ngân là phải học cách sử dụng những phần mềm trên để công việc tính tiền trở nên đơn giản và ít xảy ra nhầm lẫn. Bạn sẽ được hướng dẫn trước khi bắt đầu vào công việc chính.

Nhận tiền khách hàng: Công việc nghe đơn giản, nhưng đòi hỏi nhân viên thu ngân phải có tính cẩn thân và tỉ mỉ để phân biệt được tiền thật và tiền giả để tránh thất thoát. Đối với những người làm nghề thu ngân lâu năm thì không khó để phân biệt vấn đề này so với những ai mới bắt đầu công việc.

Tuy nhiên đối với nhân viên mới thì vấn đề này không hề dễ dàng chút nào, ngoài ra bạn còn phải thu nhận thẻ khách hàng, quẹt thẻ, yêu cầu khách nhập mã pin và in hóa đơn, yêu cầu khách hàng ký biên lai.

Cất giữ tiền cẩn thận: Sau khi nhận được tiền bạn phải sắp xếp những tờ tiền có cùng mệnh giá qua cùng với nhau, tránh nhầm lẫn khi sử dụng để đưa lại số thừa cho khách hàng. Cuối cùng là tính tổng số tiền hằng ngày và quyết số cuối ngày để bàn giao ca. Nhân viên thu ngân sẽ phải đảm nhận một số công việc khác như: cân, gói hàng hóa, sắp xếp quầy hàng, lưu chuyển hàng hóa từ trong kho ra quầy hàng.

Tóm lại, công việc của thu ngân không cần nhiều sức lực vì được hỗ trợ của các thiết bị điện tử và phần mềm chuyên dụng. Thế nhưng, để thành thạo quy trình thu ngân, bạn phải chịu khó học hỏi trong thời gian đầu. Áp lực lớn nhất của nghề thu ngân là khách hàng, thời gian và số lượng tiền quá nhiều.

Điều kiện trở thành nhân viên thu ngân là gì?

Chăm chỉ và chịu khó: Bạn sẽ phải đứng hàng giờ để tính tiền cho khách, phải nghe khách phàn nàn vì tốc độ tính tiền. Vào những ngày lễ, nghỉ Tết bạn cũng phải làm việc với tuần suất cao để đáp ứng nhu cầu mua sắp của lượng lớn khách hàng.

Kỹ năng ứng biến nhanh nhẹn: Số lượng khách hàng mỗi ngày sẽ rất đông, sẽ có những tình huống sơ sót xảy ra, chính vì thế bạn cần phải học cách ứng biến nhanh nhạy để giải quyết vấn đề một cách hợp lý nhất.

Ngoài ra, bạn cần có khả năng giao tiếp tốt, khả năng tin học và ngoại ngữ khi thanh toán tiền cho những du khách nước ngoài.

Áp lực thì bất kỳ ngành nghề nào cũng sẽ có, tuy nhiên để có thể làm công việc thu ngân lâu dài bạn cần học hỏi và chịu được những áp lực từ phía khách hàng. Hy vọng rằng, bài viết này đã có thể giải đáp được thắc mắc của bạn về nghề “thu ngân là gì?” . Nếu bạn có ý định trở thành nhân viên thu ngân trong tương lai, bạn có thể nên học hỏi công việc này từ khoảng thời gian rảnh lấy thêm kinh nghiệm làm việc được tốt hơn.

Xin nghỉ việc báo trước bao nhiêu ngày?

Thông báo trước khi nghỉ việc cùng một lá đơn với lý do phù hợp là việc làm cần thiết mà bất kỳ nhân viên nào cũng có thể làm được trước khi nghỉ việc, nhằm thể hiện trách nhiệm của mình đối với công ty cũng như đảm bảo quyền lợi cho bản thân. Vậy xin nghỉ việc báo trước bao nhiêu ngày? Nghỉ việc không báo trước bồi thường như thế nào?

Xin nghỉ việc báo trước bao nhiêu ngày?

Để không ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của tập thể cũng như doanh nghiệp có thể tìm được nhân viên mới, trước khi nghỉ việc, người lao động cần phải báo trước cho công ty theo thời gian quy định bên dưới:

Báo trước 03 ngày làm việc đối với những trường hợp:

Không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc điều kiện làm việc như thỏa thuận trong hợp đồng.

Không được trả lương đầy đủ và trả không đúng hạn

Bị ngược đãi, quấy rối tình dục và cưỡng bức lao động

Bản thân và gia đình có hoàn cảnh khó khăn và không thể tiếp tục công việc

Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc bổ nhiệm chức vụ ở những cơ quan Nhà nước mà đang làm việc theo mùa vụ hoặc thời hạn lao động dưới 12 tháng

Ít nhất 30 ngày làm việc đối với lao động có hợp đồng xác định thời hạn

Ít nhất 45 ngày đối với người lao động làm theo hợp đồng không xác định thời hạn

Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan y tế

Nghỉ việc không báo trước phải bồi thường như thế nào?

Khi nghỉ việc không báo trước cho doanh nghiệp sử dụng lao động hoặc báo trước nhưng không đúng theo thời hạn quy định sẽ được xem là nghỉ việc trái pháp luật và phải bồi thường theo Điều 43 Bộ luật lao động 2012 như sau:

Bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

Bồi thường khoản tiền tương ứng với tiền lương của mình trong những ngày không báo trước

Hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo, bao gồm chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, máy thiết bị thực hành…

Người lao động sẽ không được trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc

Những lý do xin nghỉ việc hợp lý

Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp

Đây là một trong những lý do xin nghỉ việc chính đáng. Bởi thay đổi mục tiêu nghề nghiệp đồng nghĩa bạn muốn thay đổi cuộc sống và cả định hướng công việc tương lai của mình. Thế nên sếp sẽ đồng ý và phê duyệt lý do xin nghỉ việc cho bạn ngay lập tức

Không phù hợp với công ty

Cách làm việc hay văn hóa tại công ty ảnh hướng rất nhiều đến chất lượng làm việc của nhân viên. Vì thế, khi bạn không hòa nhập được trong một tổ chức, thì bạn sẽ không thể làm việc một cách hiệu quả và lâu bền. Chính vì thế, hãy đề xuất với sếp khi bạn cảm thấy mình không còn phù hợp với công việc, với công ty hay năng lực của bản thân không thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, bạn có thể thuyết phục sếp tìm một người thay thế tốt hơn.

Tiếp tục theo đuổi việc học

Nếu trong quá trình làm việc, bạn muốn tiếp tục việc học của mình, chẳng hạn như học cao hơn hoặc tham gia các khóa học kỹ năng cần thiết cho công việc, thì bạn có thể trao đổi với sếp về đề nghị xin nghỉ việc. Tiếp tục đi học là một trong những lý do phù hợp mà sếp sẽ phê duyệt cho bạn xin nghỉ việc.

Lý do liên quan đến gia đình

Một trong những lý do xin nghỉ việc mà sếp dễ dàng chấp nhận là lý do liên quan đến gia đình. Chẳng hạn, chuyển nhà đến một nơi khác sinh sống hay cần nhiều thời gian để chăm sóc người thân đang bị bệnh. Hoặc có ý định sinh con và kết hôn trong thời gian tới.

Tóm lại, khi có ý định xin nghỉ việc, bạn nên tìm hiểu kỹ những thông tin cần thiết để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Với thông tin xin nghỉ việc báo trước bao nhiêu ngày trong bài viết trên, bạn đừng quên lưu lại để áp dụng đúng trước khi xin nghỉ việc ở bất kỳ công ty nào.

Thất nghiệp tuổi 35, vượt qua cú sốc tinh thần như thế nào?

“Thất nghiệp” vốn là từ mà bất kỳ ai cũng không muốn xảy ra với mình. Nếu như thất nghiệp ở độ tuổi 20 đến 28, bạn vẫn còn có cơ hội tìm kiếm cho mình một công việc mới để nỗ lực bắt đầu lại cuộc sống. Tuy nhiên, nếu thất nghiệp tuổi 35 lại là một câu chuyện hoàn toàn khác.

Tuổi 35, độ tuổi được xem là dấu mốc đánh dấu đoạn đường thành công trong công việc và cuộc sống của con người. Thế nhưng, đây cũng là độ tuổi dễ gặp phải những thất bại trong quá trình gây dựng sự nghiệp. Điều tệ hơn hết, nếu thất nghiệp tuổi 35 bạn sẽ đánh mất rất nhiều năng lượng, tinh thần để có thể bắt đầu lại công việc mới và hòa nhập với môi trường làm việc mới với những người trẻ tuổi.

Vậy làm thế nào để người thất nghiệp ở tuổi 35 có thể vượt qua cú sốc tinh thần này đây? Cùng tham khảo một vài lời khuyên trong bài viết này nhé!

Thứ nhất, đừng quá vội vàng tìm kiếm công việc mới

Bị gắn mác thất nghiệp ở độ tuổi 35 quả thật không phải là điều dễ dàng chấp nhận với bất kỳ ai, nhất là đối với phái nam. Bởi vì ở độ tuổi đó, bạn sẽ là trụ cột chính về mặt kinh tế cho gia đình, nếu thất nghiệp đồng nghĩa với việc bạn sẽ không đủ khả năng chăm lo đời sống vật chất cho bản thân và người thân trong một khoảng thời gian dài. Thế nhưng, không may mắn rơi vào hoàn cảnh này, bạn cũng đừng nên vội bỏ cuộc hay nhanh chóng tìm việc mới.

Lời khuyên này nghe có vẻ mâu thuẫn, tuy nhiên nó lại giúp ích cho bạn trong vấn đề cân bằng lại góc nhìn về cuộc sống. Sẽ có hai trường hợp xảy ra trong vấn đề này:

Nếu bạn bỏ cuộc đồng nghĩ với việc bạn sẽ không thể nào có được một công việc đóng góp cho kinh tế gia đình ngay tại thời điểm đó. Tệ hơn hết bạn sẽ cảm thấy tự ti, ái ngại về năng lực bản thân. Đây được xem là một chiều hướng rất tiêu cực, nhưng nếu bạn không từ bỏ, ý chí và nghị lực của bạn vẫn còn, điều đó sẽ tạo nên một động lực to lớn để bạn phấn đấu bắt đầu lại cuộc sống nhiều hơn.

Mặc dù vậy, bạn cũng đừng nên vội vàng tìm kiếm công việc mới quá sớm. Điều đó, có thể khiến cho bạn cảm thấy áp lực và dễ căng thẳng hơn khi quá đặt nặng vấn đề có được việc làm. Có thể bạn sẽ tìm được một công việc sau khi thất nghiệp, nhưng công việc đó sẽ không đúng sở trường hay mong muốn của bạn. Nó chỉ tạo thêm áp lực tinh thần cho bạn hơn mà thôi.

Suy nghĩ tích cực

Bạn nên nhớ rằng, tất cả chúng ta đều thất bại rất nhiều lần trong cuộc sống. Thậm chí có người thất bại ở độ tuổi 50, 60 chứ không phải là 35 tuổi. Chính vì vậy, bạn không nên quá đặt nặng câu hỏi “Tại sao tôi lại thất nghiệp?” hay cố xoáy sâu vào nguyên nhân thất nghiệp để tự chỉ trích bản thân thành một kẻ tồi tệ.

Mặc dù sẽ có rất nhiều người nói với bạn những lời động viên, an ủi tích cực giúp bạn nhưng có lẽ sẽ không có hiệu quả mà ngược lại nó chỉ khiến bạn trầm cảm hơn. Sự tích cực chỉ phát huy được hiệu quả khi bạn tự tạo ra nó mà thôi. Nói một cách khác, chỉ có chính bạn mới giúp bản thân vui vẻ và suy nghĩ tốt hơn về mọi vấn đề bạn gặp phải trong cuộc sống này.

Tìm đến lời khuyên từ mọi người

Có thể giai đoạn bạn nhận được tin mình sẽ thất nghiệp ở tuổi 35 là một điều không dễ dàng chấp nhận. Thay vì tự trách bản thân, cách tốt nhất là bạn nên tìm đến sự hỗ trợ của gia đình, của những người đi trước, bạn bè, đồng nghiệp để nhận được lời động viên tinh thần từ họ. Đó chính là cách bạn rút ra những bài học quý giá cho bản thân sau thất bại không mong muốn trong cuộc sống.

Đầu tư cho bản thân

Hãy xem việc bạn được tự do trong thời gian dài là một cơ hội hiếm có để bản thân không ngừng nỗ lực và phấn đấu trau dồi cho mình những kiến thức và kỹ năng hữu ích. Bạn cũng có thể dành khoảng thời gian đó để nghiên cứu thị trường, phân tích tình hình phát triển một số ngành hàng mà bạn đang quan tâm. Tốt nhất, bạn nên tận dụng mọi khoảng thời gian mà mình có để vạch ra hướng đi đúng đắn cho bản thân trong thời gian tới.

Hy vọng, những lời khuyên mà chúng tôi gửi đến bạn trong bài viết này có thể giúp bạn vượt qua những khó khăn khi phải thất nghiệp tuổi 35. Mặc dù, sẽ có những người đủ tự tin để phát triển một công việc mới ngay lập tức hay không cần đọc những lời khuyên nhủ như thế này. Nhưng chúng tôi vẫn hy vọng, bài viết này sẽ cho bạn một ý tưởng nào khác mới mẻ hơn về cuộc sống hiện tại. Chúc bạn sớm thành công!

Bài viết mới