Thông báo trước khi nghỉ việc cùng một lá đơn với lý do phù hợp là việc làm cần thiết mà bất kỳ nhân viên nào cũng có thể làm được trước khi nghỉ việc, nhằm thể hiện trách nhiệm của mình đối với công ty cũng như đảm bảo quyền lợi cho bản thân. Vậy xin nghỉ việc báo trước bao nhiêu ngày? Nghỉ việc không báo trước bồi thường như thế nào?

Xin nghỉ việc báo trước bao nhiêu ngày?

Để không ảnh hưởng đến tiến độ làm việc của tập thể cũng như doanh nghiệp có thể tìm được nhân viên mới, trước khi nghỉ việc, người lao động cần phải báo trước cho công ty theo thời gian quy định bên dưới:

Báo trước 03 ngày làm việc đối với những trường hợp:

Không được bố trí đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc điều kiện làm việc như thỏa thuận trong hợp đồng.

Không được trả lương đầy đủ và trả không đúng hạn

Bị ngược đãi, quấy rối tình dục và cưỡng bức lao động

Bản thân và gia đình có hoàn cảnh khó khăn và không thể tiếp tục công việc

Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc bổ nhiệm chức vụ ở những cơ quan Nhà nước mà đang làm việc theo mùa vụ hoặc thời hạn lao động dưới 12 tháng

Ít nhất 30 ngày làm việc đối với lao động có hợp đồng xác định thời hạn

Ít nhất 45 ngày đối với người lao động làm theo hợp đồng không xác định thời hạn

Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ quan y tế

Nghỉ việc không báo trước phải bồi thường như thế nào?

Khi nghỉ việc không báo trước cho doanh nghiệp sử dụng lao động hoặc báo trước nhưng không đúng theo thời hạn quy định sẽ được xem là nghỉ việc trái pháp luật và phải bồi thường theo Điều 43 Bộ luật lao động 2012 như sau:

Bồi thường nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động

Bồi thường khoản tiền tương ứng với tiền lương của mình trong những ngày không báo trước

Hoàn trả toàn bộ chi phí đào tạo, bao gồm chi phí cho người dạy, tài liệu học tập, máy thiết bị thực hành…

Người lao động sẽ không được trợ cấp thôi việc khi nghỉ việc

Những lý do xin nghỉ việc hợp lý

Thay đổi mục tiêu nghề nghiệp

Đây là một trong những lý do xin nghỉ việc chính đáng. Bởi thay đổi mục tiêu nghề nghiệp đồng nghĩa bạn muốn thay đổi cuộc sống và cả định hướng công việc tương lai của mình. Thế nên sếp sẽ đồng ý và phê duyệt lý do xin nghỉ việc cho bạn ngay lập tức

Không phù hợp với công ty

Cách làm việc hay văn hóa tại công ty ảnh hướng rất nhiều đến chất lượng làm việc của nhân viên. Vì thế, khi bạn không hòa nhập được trong một tổ chức, thì bạn sẽ không thể làm việc một cách hiệu quả và lâu bền. Chính vì thế, hãy đề xuất với sếp khi bạn cảm thấy mình không còn phù hợp với công việc, với công ty hay năng lực của bản thân không thể đáp ứng được yêu cầu công việc. Bên cạnh đó, bạn có thể thuyết phục sếp tìm một người thay thế tốt hơn.

Tiếp tục theo đuổi việc học

Nếu trong quá trình làm việc, bạn muốn tiếp tục việc học của mình, chẳng hạn như học cao hơn hoặc tham gia các khóa học kỹ năng cần thiết cho công việc, thì bạn có thể trao đổi với sếp về đề nghị xin nghỉ việc. Tiếp tục đi học là một trong những lý do phù hợp mà sếp sẽ phê duyệt cho bạn xin nghỉ việc.

Lý do liên quan đến gia đình

Một trong những lý do xin nghỉ việc mà sếp dễ dàng chấp nhận là lý do liên quan đến gia đình. Chẳng hạn, chuyển nhà đến một nơi khác sinh sống hay cần nhiều thời gian để chăm sóc người thân đang bị bệnh. Hoặc có ý định sinh con và kết hôn trong thời gian tới.

Tóm lại, khi có ý định xin nghỉ việc, bạn nên tìm hiểu kỹ những thông tin cần thiết để thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Với thông tin xin nghỉ việc báo trước bao nhiêu ngày trong bài viết trên, bạn đừng quên lưu lại để áp dụng đúng trước khi xin nghỉ việc ở bất kỳ công ty nào.

Bài viết mới